VĂN HÓA - XÃ HỘI
Xác định cơ chế bệnh sinh của sự nhiễm virus bằng có thể được xác định như cách virus gây ra bệnh cho người, động thực vật hoặc vi khuẩn. Đa số những kiến thức về bệnh sinh của sự nhiễm virus dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình động vật phòng thí nghiệm để hiểu về sự nhiễm tự nhiên ở người.
1. Cơ chế bệnh sinh của sự nhiễm virus
Cơ thể bị nhiễm virus có thể làm tổn thương quần thể tế bào nhất định để tạo ra dấu hiệu và triệu chứng bệnh trên cơ thể vật chủ mà chúng gây ra. Khả năng gây bệnh của virus có liên quan đến những yếu tố khác nhau của virus (liều virus, đường xâm nhập) và vật chủ (tuổi, tình trạng miễn dịch và những loài đặc biệt của vật chủ).
Cơ chế bệnh sinh của sự nhiễm virus bằng có thể được xác định như cách virus gây ra bệnh cho người, động thực vật hoặc vi khuẩn. Đa số những kiến thức về bệnh sinh của sự nhiễm virus dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình động vật phòng thí nghiệm để hiểu về sự nhiễm tự nhiên ở người.
Trên thế giới đã phát hiện trên 500 loại virus có khả năng gây ra các bệnh lý từ nhẹ đến nguy hiểm cho con người và càng ngày càng có nhiều loại virus mới được phát hiện. Khi cơ thể bị nhiễm virus có thể gây ra các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, mạn tính hoặc nguy hiểm hơn là ung thư.
Cơ chế bệnh sinh của sự nhiễm virus
2. Virus có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau
Virus có sức sống dai dẳng, tùy vào từng loại sẽ có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau. Những loại virus có thể sống sót trong môi trường tự nhiên thì có thể tiếp tục gây bệnh cho các cá thể có cơ thể nhạy cảm.
Một vật chủ bị nhiễm virus thì bệnh có thể tái phát ngay hoặc virus cần một khoảng thời gian dài ủ bệnh và sau đó tái phát, nhiễm dai dẳng. Trong giai đoạn nhiễm cấp virus thường bị tiêu diệt bởi đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Do vậy, một số virus gây nhiễm cấp như virus sởi, virus quai bị... có thể sống sót bởi liên tục gây nhiễm cho quần thể người. Ngược lại, một số loại virus khác như virus cúm, virus sốt vàng, virus dại... có thể lưu hành trong tự nhiên trên một loài khác nữa.
Có những loại virus có khả năng sống sót lâu dài cho đến khi gặp được vật chủ cảm nhiễm như virus đậu mùa (bền vững dạng khô), cũng có loại virus có thể sống trong nước và khiến con người bị nhiễm virus theo đường ăn uống như virus đường ruột, virus rota....
Virus có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau
3. Sự tương tác giữa virus và tế bào chủ
Virus và tế bào chủ cũng có những sự tương tác qua lại:
3.1 Virus hủy hoại tế bào chủ
Có nhiều loại virus có khả năng ức chế sự chuyển hóa ở tế bào chủ để tạo ra sự nhiễm độc và tạo hiệu ứng bệnh lý hoặc tế bào chết. Hiện nay, kỹ thuật Plaque - plaque forming unit: PFU có thể đánh giá sự phá hủy đám tế bào bởi virus. Tuy nhiên, có những tế bào bị nhiễm virus nếu chưa bị chết, thì chức năng của tế bào này cũng sẽ bị thay đổi.
3.2 Sự sai lạc nhiễm sắc thể của tế bào
Sau khi cơ thể nhiễm virus, virus sẽ ngày càng nhân lên bên trong tế bào và khiến cho nhiễm sắc thể của tế bào có thể bị gãy, phân mảnh hoặc có sự sắp xếp lại, gây ra hậu quả sau nhiễm virus:
- Dị tật bẩm sinh, thai lưu
- Sinh khối u
- Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP: Defective interfering particle)
- Tạo ra tiểu thể
Dị tật bẩm sinh do nhiễm virus