GIỚI THIỆU CHUNG GIỚI THIỆU CHUNG

Chặng đường 70 năm qua của Đảng bộ và nhân dân phường Thanh Nhàn
Publish date 20/06/2024 | 17:41  | Lượt xem: 522

Chặng đường 70 năm qua của Đảng bộ và nhân dân phường Thanh Nhàn

Thanh Nhàn là vùng đất ven đô được hình thành từ rất sớm, những cư dân đầu tiên đến đây khai hoang lập ấp, bằng sức lao động và ý chí đấu tranh khắc phục khó khăn thiên nhiên, biến vùng đất hoang vu, lắm hồ nhiều ao thành làng xóm ngày càng trù phú để an cư lập nghiệp. Cái tên “Thanh Nhàn” bắt nguồn từ đó. Truyền thống ấy khơi nguồn từ những năm 40 sau công nguyên, hưởng ứng lời kêu gọi của tướng Tam Trinh, cư dân các vùng ven đô phía nam trong đó có Thanh Nhàn đã gia nhập nghĩa quân theo Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước.

Từ khi có Đảng, nhân dân Thanh Nhàn một lòng đi theo Đảng đấu tranh. Cách mạng tháng Tám thành công, tiếp đến 60 ngày đêm tham gia chiến đấu giam chân địch bảo vệ Thủ đô Hà Nội, cùng cả nước bước vào trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhân dân Thanh Nhàn đã vượt qua mọi hy sinh gian khổ, đóng góp sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến, vừa chiến đấu vừa ra sức xây dựng quê hương.

Phương Thanh Nhàn có chùa Linh Sơn, Đình An Cư, Đình Lạc Nghiệp và Đình Lương Yên đều được xây dựng từ lâu đời. Đáng chú ý là Đình Lương Yên và Chùa Linh Sơn là nơi hoạt động của các chiến sĩ Cách mạng. Đình Lương Yên năm 1942 là nơi mở lớp truyền bá chữ quốc ngữ, năm 1945 là nơi thành lập Chính quyền Cách mạng đầu tiên của Thanh Nhàn. Chùa Linh Sơn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 là nơi hội họp in truyền đơn bí mật của một số cán bộ đảng viên hoạt động ở Hà Nội.

Thời kỳ thực dân Pháp tạo chiếm Hà Nội đây cũng là nơi trú ẩn hoạt động của cán bộ Việt Minh. Giặc đã bao vây khủng bố. Một số cán bộ của ta đã chiến đấu và anh dũng hy sinh. Đình An Cư, Đình Lạc Nghiệp suốt 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô (19/12/1946 đến tháng 2/1947) là nơi tập trung lực lượng đảm bảo hậu cần cho một số đơn vị bộ đội tự vệ Hà Nội chiến đấu.

Sau ngày 15/5/1975, chào mừng chiến thắng 30- 4-1975, nhân dân các tiểu khu Thanh Nhàn, Quỳnh Lâm, Trần Khát Chân cùng nhân dân khu phố Hai Bà Trưng khẩn trương bước vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Ba tiểu khu Thanh Nhàn, Quỳnh Lâm, Trần Khát Chân sát nhập thành một tiểu khu lấy tên là tiểu khu Thanh Nhàn. Tháng 01/1979, đơn vị công an tiểu khu Thanh Nhàn được thành lập với nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Năm 1981, thực hiện Hiến pháp mới bộ máy chính quyền thành phố được tổ chức thống nhất thành 3 cấp; tiểu khu Thanh Nhàn thành phường Thanh Nhàn - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Kể từ đây, Đảng bộ và nhân dân Thanh Nhàn bước vào một thời kỳ mới về tổ chức và triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội ở địa phương. Trên địa bàn phường Thanh Nhàn đã hình thành mô hình có Công an phường, cửa hàng lương thực, cửa hàng thực phẩm, trường học.

Vào những năm cuối thập kỷ 80, địa bàn Phường đã bắt đầu diễn ra quá trình “ đô thị hóa”, hình thành một số công trình công cộng, các khu dân cư mới, dân cư phát triển; trong khi đó kết cấu hạ tầng cơ sở thiếu nhiều như đường xá, hệ thống cấp thoát nước, đèn đường; nhiều khu vực bị ngập úng, vệ sinh môi trường kém, tình trạng tranh chấp đất, xây dựng không phép trái phép liên tiếp xảy ra.

Từ năm 1979 đến 1990 mọc lên “ Xóm liều” với 338 hộ và 1223 nhân khẩu - gọi là “ Xóm liều” vì gồm những hộ, những người từ khắp nơi đến đây chiếm đất công tự xây dựng nhà ở bất hợp pháp. Thành phần dân cư phức tạp, đa số có tiền án, tiền sự, không nghề nhiệp, tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm không kiểm soát được. Đời sống xã hội tuy có chuyển biến bước đầu; nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, số người không có việc làm tăng lên; bung ra nhiều loại kinh doanh, dịch vụ tập chung trên hai tuyến đường Kim Ngưu - Thanh Nhàn gây khó khăn trong công tác quản lý thị trường, thất thu thuế; công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có nhiều khó khăn hơn.

Từ năm 1995 cho đến nay, đây là giai đoạn phường Thanh Nhàn đoàn kết vượt khó khăn, xây dựng và trưởng thành. Tập chung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng xây dựng đô thị văn minh hiện đại. Trong quá trình đô thị hóa, các ao hồ, đất nông nghiệp của hợp tác xã Đồng Thanh, Đông Mai, Đông Ba chủ yếu được đầu tư xây dựng công viên, hạ tầng kỹ thuật mở đường Trần Khát Chân, Võ Thị Sáu và nâng cấp, mở rộng đường Thanh Nhàn. Phần đất đai khác dịch chuyển sang sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương các ngành nghề truyền thống của Thanh Nhàn đã có nhiều biến đổi, việc làm ăn của nhân dân Thanh Nhàn đã chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp kinh doanh dịch vụ.

Cho dù làm ngành nghề gì thì từ ngày khai hoang lập ấp đến nay nhân dân phường thanh nhàn vẫn là những người dân lao động cần cù sáng tạo.

Phường Thanh Nhàn, hiện nay là 1 trong 18 phường của quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Với dân số hơn 21.117 dân, tổng số có 6.083 hộ gia đình, diện tích: 0,73 km2 ,  có địa giới hành chính nằm ở trung tâm Quận Hai Bà Trưng. Phía Đông giáp phường Thanh Lương; phía Tây giáp phường Cầu Dền; Đông Nam giáp phường Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai; Tây Nam giáp phường Bạch Mai; Đông Bắc giáp phường Đống Mác, Tây Bắc giáp phường Phố Huế, Đồng Nhân. Phường Thanh Nhàn có 5 tuyến phố: Phố Thanh Nhàn, Kim Ngưu, Trần Khát Chân, Võ Thị Sáu, Lạc Nghiệp.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, nhân dân và chính quyền phường Thanh Nhàn luôn đứng vững và phát triển. Phát huy truyền thống đó, năm 2012 Phường đã vinh dự được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba.

20130110_152432

Sau hơn bốn mươi năm đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội,  dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Thanh Nhàn tiếp tục chung sức chung lòng vượt qua mọi thử thách, khó khăn xây dựng cuộc sống mới. Tất cả những khó khăn đó đã qua đi, diện mạo phường Thanh Nhàn đã được đổi thay toàn diện, dần trở thành khu đô thị văn minh, hiện đại, một Phường ổn định, tiến bộ góp phần xứng đáng cùng nhân dân quận Hai Bà Trưng xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp.

Công viên Tuổi trẻ Thủ đô - Địa chỉ 46 phố Thanh Nhàn:

 

IMG_0964

 

Nằm ở vị trí chính giữa quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, công viên Tuổi Trẻ là một công trình mới và là niềm tự hào của giới trẻ thủ đô và của phường Thanh Nhàn. Cổng chính công viên nằm trên đường Võ Thị Sáu, Công viên được xây dựng từ bãi đất công bỏ hoang hóa lâu ngày, lấy tâm là hồ Thanh Nhàn. Từ lúc được đưa vào hoạt động, công viên Tuổi Trẻ đã từng bước hoàn thiện và nhanh chóng trở thành điểm lựa chọn của người dân Hà Nội trong các dịp vui chơi và trong thời gian rảnh rỗi, thư giãn.

 

2013-05-08 14

 

Trước đây, toàn bộ khuôn viên của Công viên tuổi trẻ bao gồm các bãi đất hoang, các nhà dân lấn chiếm, người ta hay nhắc đến với tên gọi “Xóm liều” Thanh Nhàn. Bắt đầu từ năm 1998, theo chỉ đạo chính quyền thành phố Hà nội, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội đã ra quân phát quang từng bụi rậm, làm sạch từng miếng đất nhỏ. Với sức mạnh và nhiệt huyết của tuổi trẻ, thanh niên Hà Nội đã biến một mảnh đất bỏ hoang trở thành công viên, góp thêm cho người dân Hà Nội một sân chơi và cũng góp phần dẹp bỏ tệ nạn xã hội từ lâu nhức nhối tại khu vực này.

Chính vì vậy, khi đưa công trình vào phục vụ nhân dân, chính quyền và người dân Hà Nội đã nhất trí lấy tên công viên là "Công viên Tuổi Trẻ" để ghi nhớ công sức và lòng nhiệt thành của thanh niên Thủ đô.

Hiện nay, thành phố đang có những dự án lớn hơn cho công viên Tuổi Trẻ nhằm biến công viên này không chỉ là một công viên cây xanh đơn thuần với tác dụng điều hòa mà còn là một khu vui chơi giải trí hấp dẫn. Điều này sẽ góp phần làm cho Thủ đô Hà Nội, quận Hai Bà Trưng và phường Thanh Nhàn ngày càng văn minh, to đẹp hơn, xứng đáng với truyền thống từ ngàn xưa của mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến, của Thăng Long thanh lịch và hào hoa.

Phố Thanh Nhàn:

IMG_0895

 

Tên phố được đặt từ năm 1986, có độ dài 1,1 km; từ phố Kim Ngưu đến phố Bạch Mai, chạy qua cửa bệnh viện Thanh Nhàn và cắt ngang ngõ Quỳnh, ngõ Trại Găng.

Phố Thanh Nhàn thuộc đất thôn Thanh Nhàn, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ nay thuộc phường Thanh Nhàn - quận Hai Bà Trưng.

Phố Thanh Nhàn kết nối phố Lạc Trung với phố Lê Thanh Nghị tạo thành một trục giao thông đông - tây, nối từ đê sông Hồng đến đường Giải Phóng. Mặc dù có vị trí rất quan trọng, nhưng từ nhiều năm, tuyến đường rất chật hẹp, bị xuống cấp nghiêm trọng. Vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm để kinh doanh buôn bán gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông. Tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài thường xuyên diễn ra, nhất là vào giờ cao điểm, gây bức xúc trong nhân dân. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất đông, thường xuyên ùn tắc. Đáng chú ý, chỉ một đoạn đường ngắn, từ đường Võ Thị Sáu đến cầu Lạc Trung tập trung ba bệnh viện lớn gồm Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Phổi Hà Nội, Nhà tang lễ Thanh Nhàn, lượng người tham gia giao thông rất lớn, gây quá tải hệ thống hạ tầng trong khu vực.

Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của thực tiễn, năm 2010, dự án cải tạo, mở rộng đường Thanh Nhàn đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. Các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình được khẩn trương hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do có thay đổi về cơ chế, chính sách liên quan đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư dẫn đến phải điều chỉnh dự toán, gây chậm trễ triển khai.

Đến cuối tháng 7-2014, dự án cải tạo, mở rộng đường Thanh Nhàn mới chính thức được khởi công. Dự án có chiều dài gần 1.100 m, điểm đầu giao với phố Bạch Mai, điểm cuối giao với đường Kim Ngưu, được thiết kế đồng bộ gồm các hạng mục: mở rộng mặt đường rộng 22,5 m, xây dựng vỉa hè, trồng cây xanh, hệ thống thoát, chiếu sáng, xây dựng hào kỹ thuật hạ ngầm dây cáp điện, cáp viễn thông...

Với nỗ lực vượt qua khó khăn, sau hơn chín tháng thi công, dự án đã hoàn thành, tạo nên một tuyến phố khang trang, sạch đẹp. Vỉa hè, lòng đường thông thoáng, rộng rãi. Hai bên đường, cây xanh bắt đầu bén rễ, tỏa bóng mát. Khu vực vỉa hè đối diện Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Thanh Nhàn còn được bố trí thêm thảm cỏ rộng rãi, tạo không gian thoáng đãng cho khách vãng lai nghỉ ngơi. Cảnh ùn tắc giao thông đã chấm dứt. Các phương tiện tham gia lưu thông thuận lợi theo cả hai chiều.

Việc hoàn thành mở rộng tuyến đường Thanh Nhàn cũng là một hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ quận Hai Bà Trưng lần thứ XIX và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 16. Tuyến đường góp phần giảm ùn tắc giao thông, cải thiện môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trưng.

Phố Võ Thị Sáu:

 

IMG_0871

 

Phố mang tên người anh hùng Võ Thị Sáu. Tên phố được đặt từ tháng 1-1999, phố có độ dài 650m; từ đường Trần Khát Chân, chạy qua Công viên Tuổi Trẻ, đến phố Thanh Nhàn thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng.

Trên phố Võ Thị Sáu, nổi lên khối nhà cao tầng của Tổng công ty chè Việt Nam, Trung tâm tổ chức sự kiện Cung Xuân, bể bơi Tuổi trẻ, sân thể thao Tenit 1.500 chỗ đây là những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, sầm uất nhất là các quán caphê giải khát làm cho cảnh vật nơi đây chở nên nhộn nhịp, hấp dẫn.

 

 

Phố Trần Khát Chân:

 

IMG_0848

 

Đường Trần Khát Chân có chiều dài khoảng 2,3 km từ cuối đường Nguyễn Khoái, cạnh đê sông Hồng, qua Ô Đống Mác đến Ô Cầu Dền, đầu phố Bạch Mai. Vốn là đoạn thành đất vòng giữa, bao quanh Thăng Long xưa.

Các tuyến phố cắt ngang:

Lò Đúc, Kim Ngưu, Võ Thị Sáu, Chùa Vua, Bạch Mai nay thuộc các phường Bạch Đằng, Thanh Lương, Đống Mác, Thanh Nhàn, Thanh Lương, phố Huế, quận Hai Bà Trưng. Tuyến phố Trần Khát Chân thuộc phường Thanh Nhàn bên số lẻ từ  số 257 đến  số 505; Bên số chẵn từ số 270 đến số 420.

Đường Trần Khát Chân, tức là đoạn đê Bình Lao, trên đất Lãng Yên - Lạc Trung. Thời Pháp là con đường đánh số Voie 222. Sau thành đê bao, uốn lượn nhiều đoạn, nhỏ hẹp.

Năm 1999, đường được mở rộng và nắn thẳng nối với đường Đại Cồ Việt, để thành đường vành đai phía trong của Hà Nội. Đường mở đến đâu, công trình đô thị mọc lên đến đó: Ngân hàng Công thương, kho bạc Hai Bà Trưng, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, trường mẫu giáo mầm non Thanh Nhàn cho đến các cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn cùng với các cơ sở kinh doanh dịch vụ buôn bán phụ tùng ô tô, dịch vụ sửa chữa ô tô, máy lạnh, ti vi điện tử… biểu hiện tính đa dạng kinh tế nhiều thành phần được phát triển.

Đường Trần Khát Chân chạy qua làng Thanh Nhàn thuộc địa bàn dân cư số 1, 2 và 3. Đây cũng là địa bàn tập trung các công trình văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trên địa bàn cũng như của Phường.

Phố Kim Ngưu:

 

IMG_0908

 

Từ đường Trần Khát Chân, đoạn cuối phố Lò Đúc, đến phố Minh Khai, chạy hai bên bờ sông Kim Ngưu, gọi là Đông Kim Ngưu và Tây Kim Ngưu, mỗi bên chỉ có một dãy nhà cho đến cầu Mai Động.

Tên phố được đặt tháng 10/1986, lúc đầu chỉ ở bên bờ tây, số chẵn. Tháng 1/2002 chính thức đặt tên phía bờ đông sông Kim Ngưu là số lẻ của đường này.

Đoạn phố mở đi qua đất  làng Thanh Nhàn- phường Thanh Nhàn được gọi là Tây Kim Ngưu, từ số nhà 2 đến số 176.

Thực ra con sông nằm giữa hai phố Kim Ngưu không phải là sông Kim Ngưu như sử sách cổ đã ghi. Đoạn sông thẳng tắp nay gọi là sông Kim Ngưu- từ ô Đống Mác đến đền Lừ - chỉ là một con ngòi nhỏ là nơi mà dân làng Lạc Trung thả rau muống và mới đào thẳng vào năm 1961- 1962.

Phố Lạc Nghiệp:

 

IMG_0992

 

Phố Lạc Nghiệp có độ dài 1.000m; rộng 13,5m, phố được đặt tên vào năm 2016 theo quyết định số 4659/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội.

Tên “Lạc Nghiệp” là tên một thôn thuộc làng Thanh Nhàn xưa nằm trên phố Trần Khát Chân. Làng Thanh Nhàn trước kia có 2 thôn: Lạc Nghiệp (thôn thượng) và An Cư (thôn Hạ). Tại thôn Lạc Nghiệp có đình Lạc Nghiệp. Đình do người họ Trịnh lập ra, thờ hai vị Quận công họ Trịnh là Ly Quận công và Bảo Quận công.

Phố Lạc Nghiệp trước đây là hai ngõ 283 và 343 phố Trần Khát Chân được nối thông với nhau tạo thành một đường ngõ nối liền nhưng tại hai đầu ngõ có tên gọi khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc tìm địa chỉ, số nhà cho các tổ chức, cá nhân.

Để làm tốt công tác quản lý địa giới hành chính và tạo thuận lợi cho người dân trong việc tìm địa chỉ, số nhà. Đồng thời, để lưu truyền tên gọi gắn với địa danh tại đây. Sau khi lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân, UBND phường Thanh Nhàn đã đề nghị các cơ quan cấp trên đặt tên cho đường ngõ 283 và 343 Trần Khát Chân với tên gọi: Phố “Lạc Nghiệp”.

Với việc phát triển ngành công nghiệp ô tô của nước ta, cũng như do điều kiện giao thông thuận lợi, hiện nay phố Lạc nghiệp đã trở thành tuyến phố chuyên cung cấp các linh kiện phụ tùng ô tô cho các tỉnh thành khắp cả nước:

Trung tâm phụ tùng ô tô Phạm Gia: 72 phố Lạc Nghiệp. Đây là chuỗi hệ thống phân phối phụ tùng ô tô Hàn Quốc chuyên nghiệp. Chuyên cung cấp linh kiện, thiết bị phụ tùng cho xe ô tô du lịch Hàn Quốc của các hãng KIA - HUYNDAI - DAEWOO - CHEVROLET chất lượng đảm bảo với giá cạnh tranh;

Trung tâm phụ tùng ô tô- Việt Á: 16 phố Lạc Nghiệp. Với 100% sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ những đối tác có thương hiệu của như, ThaiLand-Indonesia  - Malaysia - Nhật Bản, Viet A Parts sẽ mang đến những sản phẩm OEM chính hãng chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, thời gian giao hàng nhanh nhất và phương thức thanh toán linh hoạt.

D­íi sù l·nh ®¹o s¸ng suèt cña §¶ng céng s¶n ViÖt Nam. ChÆng ®­êng ®· qua lµ nh÷ng th¸ch thøc mµ ph­êng Thanh Nhµn ®· v­ît qua. Tõ mét ph­êng cßn mang dÊu Ên lµng x· ven ®«, kinh tÕ nghÌo nµn, chËm ph¸t triÓn. Nhê sù ®oµn kÕt chung søc, chung lßng cña toµn d©n, sù l·nh ®¹o chØ ®¹o ®iÒu hµnh d©n chñ, quyÕt liÖt Thanh Nhµn dÇn trë thµnh ®« thÞ trung t©m quËn Hai Bµ Tr­ng n¨ng ®éng vµ ph¸t triÓn./.